Top 20 thực phẩm ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả

Thời tiết Việt Nam biến đổi thất thường dẫn đến khả năng xảy ra các trường hợp đột quỵ ngày càng trở nên phổ biến. Có một số loại thực phẩm và nước uống có khả năng ngăn ngừa đột quỵ hoặc ức chế căn bệnh nguy hiểm này. Vậy nên ăn và uống gì để chống đột quỵ? Cùng Hoa Korean tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây. 

Tìm hiểu về tình trạng đột quỵ

Đột quỵ hay còn được biết đến với tên gọi phổ biến hơn là tai biến mạch máu não, là tình trạng máu không lưu thông ảnh hưởng đến một vùng não. Đột quỵ xảy ra khi tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu và gây ra cái chết của tế bào thần kinh, khiến não bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng để thực hiện các chức năng. Di chứng  của người bệnh sau đột quỵ cực kỳ nguy hiểm: Khó nói hoặc viết – chứng mất ngôn ngữ, trí nhớ suy giảm, tê liệt một số bộ phận trên cơ thể,…

đột quỵ

Các dấu hiệu đột quỵ xuất hiện đột ngột, dữ dội và khác nhau tùy vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương. Một số dấu hiệu phổ biến giúp người bệnh nhận biết sớm cơn đột quỵ là:

  • Liệt mặt đột ngột, mất thị lực ở một mắt/ hai mắt.
  • Cánh tay/chân bị tê không thể vác vật nặng hoặc tê liệt hoàn toàn.
  • Rối loạn ngôn ngữ (có thể là mất ngôn ngữ hoặc loạn ngôn).

Trong một số trường hợp, đột quỵ sẽ không có triệu chứng cụ thể nào trước đó để nhận biết và đây được gọi là cơn đột quỵ im lặng. 

Các loại thực phẩm hiệu quả trong chống đột quỵ 

Có thể thấy đột quỵ là một căn bệnh rất nguy hiểm. Ước tính hàng năm có 5 triệu người trên thế giới ra đi vì căn bệnh này. Vì thế, bất kỳ ai cũng nên có biện pháp để phòng tránh. Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Châu Âu đã chỉ ra rằng cứ 10 gram chất xơ bạn ăn có thể giảm được gần 12% nguy cơ đột quỵ. Vậy nên ăn uống gì để chống đột quỵ? 

1. Cá hồi

Đáp án đầu tiên trong danh sách ăn uống gì để chống đột quỵ là cá hồi. Cá hồi có hàm lượng omega – 3 cao giúp  giảm tình trạng viêm trong động mạch, cải thiện lưu lượng máu, giảm nguy cơ đông máu, ngăn ngừa nguy cơ cao huyết áp, đột quỵ. Nghiên cứu kéo dài 12 năm của Trường Đại học Y Harvard (Mỹ) trên gần 5.000 người cho thấy ăn cá hồi từ 1 đến 4 lần/ tuần có khả năng giảm 27% nguy cơ đột quỵ. 

Uống gì để chống đột quỵ

Với cá hồi, có rất nhiều cách để chế biến: Áp chảo, món sốt như cá hồi sốt cam, sốt tiêu, súp, salad,… đều vô cùng ngon và tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp dùng thêm một số loại cá béo khác như cá trích, cá thu, cá ngừ,… đều rất giàu omega – 3. 

2. Các loại rau màu xanh đậm

Các loại rau màu xanh ít chất béo và calo nhưng lại giàu chất xơ  và nhiều chất dinh dưỡng khác bao gồm vitamin A, vitamin C, kai, folate,… 

rau màu xanh đậm - thực phẩm ngăn ngừa đột quỵ

Các loại rau xanh đậm giúp kiểm soát  tốt cân nặng của cơ thể và giữ huyết áp luôn ổn định, duy trì sức khỏe đột quỵ và hạn chế nguy cơ đột quỵ. Điều này do chính nghiên cứu do Đại học Harvard (Mỹ) tiến hành và công bố: Tăng 75 gram rau xanh trong thực đơn mỗi ngày có thể giảm đến 6% nguy cơ đột quỵ. Một số loại rau xanh giá rẻ nhưng có công dụng tuyệt vời có thể kể đến như: Rau muống, rau ngót, rau đay, súp lơ,… 

3. Các loại đậu

Các loại đậu - thực phẩm ngăn ngừa đột quỵ

Đậu cung cấp một số carbs tự nhiên cùng protein thực vật cùng nhiều vitamin, khoáng chất giúp hỗ trợ huyết áp khỏe mạnh. Thêm vào đó, chất xơ hòa tan và không hòa tan, bao gồm cả tinh bột kháng tự nhiên có thể giúp hỗ trợ và kiểm soát huyết áp – nguyên nhân dẫn đến đột quỵ hàng đầu hiện nay. Hàm lượng chất béo trong các loại đậu cũng cực thấp, do vậy, giúp bạn kiểm soát nguy cơ đột quỵ tốt hơn.  Các loại đậu giàu protein: Đậu lăng, đậu cô ve, đậu gà,… 

4. Cà chua

Trong cà chua có rất nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin A và vitamin C. Đây là vitamin tốt cho thần kinh và não bộ giúp ngăn ngừa đột quỵ. Đặc biệt, hàm lượng Lycopen cao có trong cà chua có tác dụng bảo vệ tế bào não và phòng ngừa đột quỵ rất tốt. 

Cà chua - thực phẩm ngăn ngừa đột quỵ

Bên cạnh đó, cà chua còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm hạ huyết áp – nguyên nhân dẫn đến đột quỵ hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chỉ nên ăn cà chua chín vì cà chua xanh còn chứa một số độc tố không tốt cho cơ thể. 

5. Chanh

Chanh chứa nhiều vitamin C và có tính kháng viêm, sát khuẩn cao nên giúp tăng cường sức đề kháng, đào thải độc tố, hạ mỡ máu và phòng tránh đột quỵ hiệu quả. 

Chanh vàng chanh xanh - thực phẩm ngăn ngừa đột quỵ

Mỗi buổi sáng, bạn có thể pha chanh với một cốc nước ấm, vừa tốt cho sức khỏe tim mạch, vừa giúp giảm cân, duy trì vóc dáng hiệu quả. Tuy nhiên, trong chanh cũng chứa một hàm lượng axit rất cao, người đau dạ dày nên sử dụng các loại thực phẩm khác thay thế hoặc dùng ổ mức cho phép theo tư vấn của bác sĩ. 

6. Khoai lang

Khoai lang - thực phẩm ngăn ngừa đột quỵ

Một trong những “thực phẩm vàng” với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Nếu bạn chưa biết ăn gì phòng ngừa đột quỵ thì hãy thử ngay sản phẩm này. Trong khoai lang có hàm lượng chất xơ rất cao cũng như hợp chất chống oxy hóa giảm hình thành cholesterol xấu trong lòng mạch, từ đó phòng chống đột quỵ. 

7. Các loại hạt

Các loại hạt - thực phẩm ngăn ngừa đột quỵ

Các loại hạt (Hạnh nhân, óc chó, đậu nành, hạt chia, ngũ cốc) vừa giàu chất xơ lại bổ sung omega – 3. Hơn thế, bên trong các loại hạt  này còn có chứa lượng lớn protein, magie, kali và chất béo không bão hòa đa cao nên có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa đột quỵ. 

Các loại hạt có thể chế biến thành xôi, sữa hạt, chè, các loại bánh để tăng thêm hương vị. 

8. Đậu nành

Đậu nành có khả năng tăng lượng cholesterol tốt cũng như giảm lượng cholesterol xấu trong máu, cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu.  Sử dụng chỉ 40g đậu nành có thể giảm đến khoảng 93% lượng cholesterol. Vì vậy, đây là một trong những sản phẩm sử dụng phổ biến để hạn chế nguy cơ đột quỵ. 

Các loại đậu giúp chống đột quỵ

Cùng với đó, các món ăn, nước uống chế biến từ đậu nành như đậu hũ, sữa đậu nành,… còn có hàm lượng isoflavone – chất có khả năng bảo vệ tim mạch, điều chỉnh lipid trong máu và giảm lượng cholesterol. 

9. Đậu tương lên men

Gợi ý tiếp theo cho những ai chưa biết nên ăn gì ngừa đột quỵ thì có thể thử đậu tương lên  men (Natto). Đây là một món ăn có nguồn gốc Nhật Bản có chứa  hoạt chất nattokinase có khả năng ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông, giúp phòng chống đột quỵ hiệu quả. 

Đậu tương lên men - thực phẩm ngăn ngừa đột quỵ

Bên cạnh đó, trong đậu tương lên men còn chứa chất acid amin, enzyme Nattokinase, vitamin K2 giúp cải thiện sức khỏe. Đây chính là bí quyết giúp người Nhật sống lâu hơn đã được áp dụng hàng trăm năm qua. 

10. Tỏi

tỏi - thực phẩm ngăn ngừa đột quỵ

Có thể bạn bất ngờ với thực phẩm này, bởi bình thường chúng ta chỉ dùng chúng như một món ăn tăng thêm hương vị cho món ăn. Tuy nhiên, một công bố trên tạp chí y khoa được xuất bản bởi Springer Verlag, Vienna đã đề cập rằng tiêu thụ tỏi thường xuyên có khả năng giúp giảm độ cứng động mạch, làm chậm tốc độ vôi hóa động mạch vành, từ đó, giảm nguy cơ đột quỵ tới 50%. 

11. Bưởi

bưởi - thực phẩm ngăn ngừa đột quỵ

Nếu bạn đang quan tâm thực phẩm nào tốt cho sức khỏe người đột quỵ đừng bỏ qua bưởi. Trong các loại trái cây thì bưởi được biết đến là rất giàu chất naringenin – Một chất chống oxy hóa giúp đốt cháy mỡ thừa, duy trì cân nặng ổn định. Bưởi còn có tác dụng giảm lượng đường trong máu, hạn chế nguy cơ các bệnh tim mạch. 

12. Chuối

chuối - thực phẩm ngăn ngừa đột quỵ

Một quả chuối có trung bình khoảng 422mg kali giúp huyết áp rất hiệu quả. Đây cũng là một loại hoa quả tuyệt vời để ăn mọi lúc, mọi nơi. Chuối trộn với sữa chua nguyên chất là bữa nhẹ được nhiều người yêu thích. 

Bên cạnh đó, các món ăn từ chuối xanh cũng giúp cải thiện độ nhạy quả insulin, giảm huyết áp, duy trì đường huyết ổn định.

13. Táo

táo - thực phẩm ngăn ngừa đột quỵ

Một loại trái cây khác cũng đóng vai trò trong việc hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ là táo. Táo rất giàu pectin – một loại chất xơ hòa tan với khả năng giảm mức cholesterol trong cơ thể, giúp tăng cường lưu thông máu và oxy. Ăn táo không chỉ có tác dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ mà còn giúp  phục hồi sau đột quỵ rất tốt. 

14. Chocolate

Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nutrients, 30 gram chocolate đen mỗi tuần đặc biệt có lợi cho sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đột quỵ và bệnh lý liên quan đến tim mạch.

Chocolate - thực phẩm ngăn ngừa đột quỵ

Tuy nhiên, trong chocolate cũng chứa rất nhiều chất ngọt, nên bạn chỉ nên ăn 30 gram/ tuần, ăn thêm cũng không tăng thêm tác dụng phòng ngừa mà còn khiến bạn có nguy cơ bị béo phì. 

15. Trà đen

Trong trà đen có chứa flavonoid giúp giảm cholesterol và hạ đường huyết, từ đó, hạn chế căn bệnh đột quỵ. Nếu bạn uống 3 tách trà mỗi ngày có tỉ lệ đột quỵ tái phát ít hơn. Tại Hà Lan, mỗi học sinh được áp dụng chế độ uống trà đen vào giờ nghỉ trưa. Điều này giúp tình trạng sức khỏe được cải thiện và ngăn ngừa đột quỵ rất tốt.

Uống trà đen để chống đột quỵ

Thay vì uống soda, các loại thức uống có ga, bạn có thể thay bằng một cốc trà đen, sẽ rất có lợi cho sức khỏe tim mạch.  

16. Nước ép lựu

nước ép lựu - thực phẩm ngăn ngừa đột quỵ

Trong lựu có chứa phytosterol và steroid giúp giảm cholesterol làm giảm nguy cơ mảng bám tích tụ trong động mạch, tăng lưu lượng máu đến tim, phòng chống đột quỵ. Ngoài ra, lựu còn có tác dụng  tốt trong việc giảm chứng đau của cơ thể, giúp cơ thể tránh các bệnh về cơ bắp. 

17. Nước ép cà chua

ước ép cà chua - thực phẩm ngăn ngừa đột quỵ

Những lợi ích của nước ép cà chua bắt nguồn từ lượng vitamin, khoáng chất có trong nó bao gồm: Vitamin A, C và chất chống oxy hóa lycopene. Chất  này có khả năng lọc máu, ngăn chặn tắc nghẽn mạch máu và tăng tính đàn hồi cho thành mạch. 

18. Nước ép cà rốt

Không chỉ bổ mắt, nước ép cà rốt còn được coi là một loại thức uống để vời giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Bởi trong thành phần của nước ép có nhiều chất beta – carotene – tiền chất của vitamin A. Từ đó giúp cơ thể hấp thụ đầy đủ vitamin A, giảm nguy cơ bị đột quỵ.  

nước ép cà rốt có khả nắng chống đột quỵ

19. Sữa đậu nành

Sữa đậu nành có hàm lượng isoflavone – chất có khả năng bảo vệ tim mạch, điều chỉnh lipid trong máu và giảm lượng cholesterol – ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả. 

20. Các loại ngũ cốc

Các loại ngũ cốc - thực phẩm ngăn ngừa đột quỵ

Thức uống từ các loại ngũ cốc nguyên hạt có chứa rất nhiều chất xơ, vitamin B, magie, sắt và chất chống oxy hóa,… Đây đều là những chất dinh dưỡng tốt cho tim mạch và có tác dụng hiệu quả ngăn ngừa đột quỵ. 

Chế độ ăn uống cho người sau đột quỵ

Việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý rất quan trọng với những người có tiền sử mắc bệnh đột quỵ. Người bệnh có thể tham khảo các xây dựng chế độ dinh dưỡng trong bài viết sau: 

Ăn đa dạng thức ăn mỗi ngày

Thực tế, mỗi loại thực phẩm/ nước uống chỉ có thể bổ sung một hoặc một số chất dinh dưỡng. Bạn sẽ chẳng thể tìm thấy thực phẩm nào có tất cả các chất giúp chống đột quỵ. Do vậy, tốt nhất là bạn nên thay đổi các loại thức ăn thường xuyên. Ngoài ra, việc ăn các loại thức ăn khác nhau cũng giúp cơ thể có cảm giác ngon miệng và tăng khả năng trao đổi chất. 

thực phẩm ngăn ngừa đột quỵ (1)

Một chế độ dinh dưỡng cần được cân bằng với 5 nhóm thực phẩm chính sau:

  • Rau và các loại hạt đậu
  • Trái cây
  • Các loại thịt
  • Ngũ cốc, ngũ cốc nguyên hạt
  • Sữa và các chế phẩm có nguồn gốc từ sữa.

Các loại trái cây và rau quả có nguồn gốc tự nhiên rất tốt cho việc phòng ngừa đột quỵ và phục hồi sau bệnh. Vậy nên, bạn cố gắng bổ sung ít nhất 5 loại rau củ và trái cây vào trong bữa ăn của mình mỗi ngày nhé. Bạn có thể chế biến tùy ý: Luộc, xào, nấu canh, ép nước, ăn trái cây tươi,… 

Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ

thực phẩm giàu chất xơ - thực phẩm ngăn ngừa đột quỵ

Chất xơ có thể giảm cholesterol xấu và được xem là một phần của chế độ dinh dưỡng lành mạnh đối với tim mạch. Bên cạnh tác dụng phòng chống đột quỵ, bảo vệ tim mạch, chất xơ còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ giảm cân, cân bằng lượng đường trong máu, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Lượng chất xơ được khuyến cáo bổ sung: 

  • Nam giới từ 50 tuổi trở xuống: 38 gram/ngày
  • Phụ nữ từ 50 tuổi trở xuống: 25 gram/ngày
  • Nam giới trên 50 tuổi: 30 gram/ngày
  • Phụ nữ trên 50 tuổi: 21 gram/ngày

Bổ sung Kali trong khẩu phần

Thực phẩm giàu kali giúp thận đào thải natri dư thừa, giảm huyết áp rất hiệu quả. Kali cũng giúp giảm căng thẳng trong thành mạch máu, ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả.  Bạn có thể chọn ăn các loại trái cây, rau hoặc sữa, chế phẩm từ sửa đều là thực phẩm có hàm lượng kali cao.

thực phẩm giàu kali - thực phẩm ngăn ngừa đột quỵ

Một số loại thực phẩm giúp bổ sung kali tốt gồm: Bơ, sầu riêng, thanh long, cam, các loại rau gồm bông cải xanh, củ dền, rau mồng tơi,… 

Kiểm soát lượng thức ăn hàng ngày 

Trước khi lo lắng ăn uống gì để chống đột quỵ thì điều cần làm là kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Thói quen ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bổ sung nhiều calo hơn mức cần thiết. Điều đó có thể làm gia tăng nguy cơ béo phì và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tim mạch. 

Kiểm soát lượng thức ăn hàng ngày  - thực phẩm ngăn ngừa đột quỵ

Một bí quyết mà bạn có thể áp dụng cho người bệnh đột quỵ là dùng đĩa hoặc bát nhỏ để ăn và bổ sung hơn nhiều các loại trái cây, rau trước bữa ăn để giảm cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các loại thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh.  

Nên kiêng ăn gì để hạn chế đột quỵ?

Bổ sung kiến thức về việc ăn uống gì để chống đột quỵ, bạn cũng nên lưu ý về các loại thực phẩm nên kiêng ăn khi bị đột quỵ. Theo đó, người bị đột quỵ cần hạn chế: 

Hạn chế chất béo bão hòa và thực phẩm giàu cholesterol

Cholesterol xấu tăng cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã đưa ra các hướng dẫn sau về lượng chất béo tối có trong một chế độ dinh dưỡng tốt cho tim mạch.

thực phẩm giàu cholesterol - thực phẩm ngăn ngừa đột quỵ

  • Chất béo bão hòa: Từ 5 đến 6% lượng calo trung bình/ ngày.
  • Tránh chất béo chuyển hóa 

Mỡ động vật, thịt mỡ, các món chiên, xào có nhiều dầu, loại bơ, sữa đặc, nội tạng động vật,… là những thực phẩm mà người đang phục hồi sau đột quỵ không nên nạp vào cơ thể. 

Giảm ăn các loại thịt đỏ 

Giảm ăn các loại thịt đỏ  - thực phẩm ngăn ngừa đột quỵ

Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừ,… có chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao làm tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch, tích tụ mảng xơ vữa gây tắc nghẽn động mạch. Do vậy, người bị đột quỵ nên tránh sử dụng các loại thực phẩm này. 

Giảm lượng đường trong khẩu phần ăn

giảm đường - thực phẩm ngăn ngừa đột quỵ

Cùng với việc hạn chế thức ăn có chứa nhiều chất béo và cholesterol, người có tiền sử hoặc nguy cơ bị đột quỵ cũng nên cắt giảm lượng đường trong khẩu phần ăn. Lý do là lượng đường có thể làm tăng huyết áp, từ đó, tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, dễ rối loạn lipid máu – yếu tố dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Do vậy, người bệnh nên hạn chế tối đa thực phẩm có chứa lượng đường cao: Bánh kẹo, nước ngọt đóng chai, … 

Hạn chế ăn muối 

Ăn muối nhiều khiến lượng natri trong cơ thể tăng cao, do đó, các món ăn cho người đột quỵ hoặc có nguy cơ đột quỵ nên có lượng natri thấp. 

giảm muối trong các bữa ăn

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo:

  • Người lớn khỏe mạnh nên ăn TỐI ĐA 2.300mg natri mỗi ngày
  • Lượng natri lý tưởng nạp vào cơ thể không quá 1.500 mg mỗi ngày. 

Thực tế, natri có rất nhiều trong các thực phẩm đóng gói, vừa giúp điều chỉnh vị, vừa có tác dụng bảo quản thực phẩm. Ngoài hạn chế nêm muối trong các món ăn gia đình, người bệnh cũng nên cắt giảm bớt các loại thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn. 

Ngoài ra, một số loại thuốc cũng chứa natri, người bệnh tự dùng thuốc nên đọc kỹ thành phần trước khi sử dụng.

Tránh xa rượu, bia và các chất kích thích 

Tránh xa rượu bia - thực phẩm ngăn ngừa đột quỵ

Người đang trong quá trình phục hồi sau đột quỵ nên tuyệt đối tránh các loại chất kích thích: Bia, rượu, thuốc lá, mỡ động vật, cà phê,… vì đây là những chất tăng nguy cơ gây tình trạng tai biến mạch máu não, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người bệnh sau đột quỵ. Cụ thể, uống Ngưu Hoàng Thanh Tâm giúp làm bền thành mạch máu, giảm tình trạng thiết oxy lên não, hạn chế tắc nghẽn mạch máu não.

Xem thêm: Người mắc bệnh tai biến kiêng ăn gì?

Ngưu Hoàng Thanh Tâm – hỗ trợ ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả

Ngưu Hoàng Thanh Tâm là bài thuốc quý lâu đời từ Hàn Quốc, chứa nhiều dược liệu có giá trị cao như nhân sâm, ngưu hoàng, đương quy, nhung hươu,… Ngày nay bài thuốc Ngưu Hoàng Thanh Tâm Hàn Quốc được sử dụng như một dạng thực phẩm hỗ trợ phòng ngừa tai biến mạch máu não, đột quỵ và một số bệnh liên quan đến tim mạch.

nguu hoang thanh tam hop go 10 vien4

Người lớn sau tai biến đột quỵ, hội chứng tiền đình, hội chứng mạch vành nên sử dụng Ngưu Hoàng Thanh Tâm theo đợt, 1 năm uống 3 đợt, mỗi đợt uống 3 hộp. Nên uống 1 viên/1 ngày có thể pha với nước ấm hoặc nhai trực tiếp. Trường hợp người bệnh hôn mê có thể xông qua mũi, khó ăn nên hòa tan ra nước và uống theo nhiều đợt.

an cung ngưu hoàng thanh tâm

Ngưu Hoàng Thanh Tâm hiện được phân phối bởi Bio ApGold, khách hàng có thể mua trực tiếp tại website hoặc ghé thăm các cửa hàng trên toàn quốc của chúng tôi. Sản phẩm Viên Ngưu Hoàng Thanh Tâm Hàn Quốc là chính hãng, có đầy đủ giấy tờ nguồn gốc xuất xứ và được cấp phép bởi Bộ Y tế. Khi mua hàng, khách hàng sẽ được chúng tôi tư vấn hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản chi tiết.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Hệ thống cửa hàng Bio ApGold trên toàn quốc:

Tại Hà Nội:

  • Cơ sở 1: 62 P. Thợ Nhuộm, Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm
  • Gian hàng Co.opmart Hà Đông 1: Km10 đường Nguyễn Trãi, Mỗ Lao, Q. Hà Đông
  • Gian hàng Savico Megamall Long Biên: 79 Nguyễn Văn Linh, Q. Long Biên

Tại TP. Hồ Chí Minh:

  • Gian hàng Co.opmart Rạch Miễu: 48 Hoa Sứ, Q. Phú Nhuận
  • Gian hàng Co.opmart Lý Thường Kiệt: 497 Hòa Hảo, Q. 10
  • Gian hàng Co.opmart Bình Tân: 158 Đường số 19, Q. Bình Tân

Tại Vũng Tàu:

  • Gian hàng Co.opmart Vũng Tàu: 36 Nguyễn Thái Học, TP. Vũng Tàu

Tại Phú Yên:

  • Gian hàng Co.opmart Tuy Hòa: Ô phố B8, Khu dân dụng Duy Tân, Đ. Duy Tân, TP. Tuy Hòa

Một số câu hỏi thường gặp về chế độ ăn ngừa đột quỵ

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về vấn đề dinh dưỡng cho người có nguy cơ bị đột quỵ và sau đột quỵ do Hoa Korean tổng hợp. 

Trứng có giảm nguy cơ cho bệnh nhân đột quỵ không?

Dominik Alexander của Viện EpidStat, Michigan, Mỹ đã chỉ ra rằng trứng có nhiều lợi ích dinh dưỡng tích cực, được cho là giúp giảm stress oxy hóa và viêm. Chúng cũng chứa nguồn protein dồi dào giảm huyết áp hiệu quả. 

Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo ngại bởi trong trứng có cholesterol. Tuy nhiên, Hội Tim mạch Mỹ đã khuyến cáo là có thể sử dụng 300mg/ngày và có thể ăn một quả trứng mỗi ngày (và có chế độ tập thích hợp). 

Nghiên cứu trên tờ Journal of the American College of Nutrition chỉ ra rằng ăn trứng có tác động tốt với những người có nguy cơ đột quỵ.  Bạn có thể ăn 2 quả trứng/ tuần hoặc chỉ ăn lòng trắng trứng. 

Phòng chống đột quỵ bằng cách thay đổi lối sống không? 

Người bệnh đột quỵ hoặc đột quỵ thoáng qua (TIA) có thể thực hiện một số biện pháp sau để ngăn ngừa đột quỵ tái phát:

  • Có một chế độ ăn uống lành mạnh theo hướng dẫn ở trên.
  • Tập thể dục đều đặn và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.

Bệnh nhân sau đột quỵ không muốn ăn cần phải làm gì?

Bệnh nhân sau cơn đột quỵ thường không có cảm giác thèm ăn, vì vậy, để đạt được một chế độ lý tưởng cho người bệnh, người chăm sóc nên:

  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày
  • Khuyến khích bệnh nhân ăn các bữa nhẹ
  • Giảm sự xao nhãng của người bệnh trong suốt bữa ăn

Với những chia sẻ trên, hy vọng người nhà cũng như người bệnh đã có những kiến thức cơ bản về việc ăn uống gì để chống đột quỵ. Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và chế độ luyện tập thể dục thể thao, người có nguy cơ bị đột quỵ có thể sử dụng thêm Viên uống Ngưu hoàng thanh tâm – viên uống đã được Bộ Y tế cấp phép lưu thông trên thị trường Việt Nam cũng có tác dụng phòng chống đột quỵ rất tốt. 

Tài liệu tham khảo

1. Eur J Clin Nutr: 2013 Jan;67(1):96-100. 

2. JAMA1999;282(13):1233-1239. doi:10.1001/jama.282.13.1233

3. Arch Intern Med. 2005 Jan 24;165(2):200-6.

4. Wien Med Wochenschr. 1999;149(8-10):217-24.

5. Neurology. 2012 Oct 9;79(15):1540-7.

6. Stroke. 2013;44:1369–1374

7. Nutr Metab Cardiovasc Dis. 2013 Mar;23(3):169-76.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ Hoa Korean:

5/5 - (1 bình chọn)
Zalo Chat Facebook Gọi ngay