Đột quỵ ở người trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Đột quỵ hiện nay đang được đánh giá là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai trên thế giới, diễn biến nhanh đột ngột không có dấu hiệu cảnh báo trước. Đặc biệt hiện nay, tỉ lệ đột quỵ ở người trẻ có xu hướng tăng rõ rệt gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với người bệnh. Qua bài viết dưới đây, hãy cùng Hoa Korean tìm hiểu về những nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ nhé!

Tình trạng đột quỵ ở người trẻ hiện nay

Đột quỵ (tên gọi khác là tai biến mạch máu não) là tình trạng lượng máu cung cấp đến não giảm do vỡ hoặc tắc mạch máu não. Trong vòng thời gian ngắn, các tế bào não tại vùng tổn thương có nguy cơ không hồi phục, gây ra những khuyến khuyết về thần kinh. 

đột quỵ ở người trẻ

Bệnh xảy ra đột ngột nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại di chứng liệt nửa người, nói ngọng, thậm chí tử vong. Đột quỵ thường xảy ra ở những người lớn tuổi từ 50 tuổi có nhiều yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu. Tuy nhiên hiện nay đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa.

đột quỵ ở người trẻ

Theo thống kê của Hội Đột quỵ Thế giới, có tới 16% người trẻ bị đột quỵ trong độ tuổi 15-49 tuổi trên tổng số 12,2 triệu ca đột quỵ não mới. Trong đó 6,5 triệu trường hợp tử vong do đột quỵ thì tỉ lệ người trẻ tuổi chiếm 6%. 

Năm 2019 tại Hoa Kỳ, tỉ lệ đột quỵ ở người trẻ tăng lên 44% trong khoảng 10 năm gần đây. Trong đó có khoảng 15% tỷ lệ bệnh nhân trẻ đột quỵ hàng năm trong độ tuổi 18 tuổi đến 50 tuổi. 

đột quỵ ở người trẻ

Tại Việt Nam, tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ chiếm ⅓ số ca mắc mới. Mỗi năm tăng 2%, bệnh xảy ra ở nam cao hơn gấp 4 lần nữ. Trung tâm đột quỵ của bệnh viện Trung ương quân đội 108 ghi nhận ca đột quỵ trẻ nhất nhỏ tuổi nhất là 12 tuổi và nhiều trường hợp đột quỵ ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

Dựa vào cơ chế bệnh sinh và lâm sàng, đột quỵ được chia thành 2 nhóm chính:

Đột quỵ nhồi máu não: Huyết khối được hình thành trong lòng mạch làm tắc các mạch máu nuôi của não, dẫn đến hoại tử nhu mô não. Nhóm này chiếm tới 80% số ca đột quỵ. Tùy theo mức độ tiến triển của bệnh, đột quỵ nhồi máu não được chia thành các thể:

  • Tai biến mạch máu thoáng qua (TIA) có biểu hiện liệt người khu trú có khả năng hồi phục hoàn toàn trước 24 giờ, thời gian hồi phục nhanh.
  • Tai biến mạch máu não hình thành thời gian tồn tại các triệu chứng của đột quỵ tồn tại trên 24 giờ. Người bệnh có thể hồi phục hoặc để lại nhiều di chứng.

đột quỵ ở người trẻ

Đột quỵ xuất huyết não chiếm 15-20% trường hợp tai biến mạch máu não. Trường hợp này xảy ra khi máu thoát khỏi lòng mạch vào nhu mô não, cần loại trừ các trường hợp chấn thương sọ não. 

Nguyên nhân gây nên đột quỵ ở người trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở người trẻ như:

Mất ngủ, ngủ không ngon giấc

Áp lực căng thẳng làm cho tình trạng mất ngủ xảy ra với tần suất thường xuyên hơn. Nếu mất ngủ kéo dài trên 1 tháng có nguy cơ trở thành mãn tính. Lúc này nghỉ ngơi, điều trị khó có thể cải thiện, làm ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. Người bệnh dễ mắc các bệnh lý tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, béo phì, gia tăng yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ.

đột quỵ ở người trẻ

Thường xuyên lo âu, căng thẳng

Một nghiên cứu tại Anh cho thấy những người trẻ thường xuyên chịu áp lực, làm việc 55 giờ mỗi tuần có nguy cơ đột quỵ cao hơn 30% so với người bình thường. Dưới áp lực của cuộc sống, công việc người trẻ thường rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng thường xuyên. Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, đây là một trong những yếu tố làm tiến triển các bệnh ký nguy hiểm của cơ thể.

đột quỵ ở người trẻ

Bệnh lý mạn tính tăng huyết áp, đái tháo đường

Người mắc cách bệnh lý chuyển hoá dễ hình thành các cục máu đông do mảnh xơ mỡ trong lòng mạch làm tắc nghẽn mạch máu gây ra đột quỵ. Tỉ lệ người trẻ mắc các bệnh ký mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp bị đột quỵ chiếm tới 62% trường hợp bệnh. Con số này vẫn tiếp tục gia tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Lối sống không lành mạnh

Ngày nay công việc của người trẻ chủ yếu tại văn phòng, lối sống lười vận động, thường xuyên ăn đồ ăn nhanh làm ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển hoá trong cơ thể. Tỉ lệ đột quỵ ở những người lười vận động chiếm tới hơn 20% so với người bình thường.

dot quy o nguoi tre 7

Bên cạnh đó chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, hút thuốc lá, sử dụng rượu thường xuyên đều là các yếu tố nguy cơ gây ra các mảng xơ vữa động mạch đây là yếu tố hàng đầu dẫn đến đột quỵ. Thống kê cho thấy có tới 50% số ca đột quỵ ở tuổi thiếu niên do thói quen thường xuyên hút thuốc lá

Dị dạng mạch máu não

Mạch máu não bị dị dạng được xếp vào nhóm các nguyên nhân dễ gây ra đột quỵ ở người trẻ. Đây là tình trạng mạch máu phát triển bất thường, hình thành các túi phình nguy cơ cao dẫn đến xuất huyết não khi vỡ túi phình này. Ngoài ra trên lâm sàng còn gặp các trường hợp đột quỵ do các mảng xơ vữa làm tắc các mạch máu bị dị dạng này. 

dot quy o nguoi tre 8

Rối loạn chuyển hóa lipid

Hơn 60% bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ có yếu tố liên quan đến rối loạn chuyển hoá lipid, thường gặp nhiều ở nam giới. Theo các chuyên gia Brazil, tỉ lệ giữa Apolipoprotein B và Apoprotein A-I ở người rối loạn lipid máu có liên quan chặt chẽ đến tình trạng đột quỵ nhồi máu não. Lượng cholesterol xấu trong máu tăng cao do ăn các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch cực kỳ lớn. 

dot quy o nguoi tre 9

Sử dụng thuốc tránh thai

Sử dụng thuốc tránh thai liều cao thường xuyên trong một thời gian dài không theo chỉ định của bác sĩ có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt với thuốc tránh thai có chứa estrogen có nguy cơ làm tăng huyết áp, tăng khả năng đông máu từ đó dễ dẫn đến nhồi máu não.

Dấu hiệu, triệu chứng đột quỵ ở người trẻ

Não bộ có thể chịu được thiếu oxy trong thời gian tối đa từ 5-7 phút. Sau thời gian này, não có thể bị tổn thương không hồi phục. Vậy nên thời gian bị bệnh đặc biệt quan trọng đóng vai trò quyết định đến khả năng phục hồi sau đột quỵ. Hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất khi có một trong những biểu hiện dưới đây:

  • Đột ngột méo miệng, miệng lệch sang một bên. 
  • Biểu hiện tê bì, mất cảm giác ở một bên mặt.
  • Nói khó, nói ngọng không tròn vành rõ chữ, thậm chí không nói được những câu đơn giản nhất.
  • Đột ngột yếu tay chân ở nửa nửa cơ thể, cầm bát đũa thường bị rơi, không kiểm soát được.
  • Đau đầu dữ dội, có thể không giảm khi dùng thuốc giảm đau. Có thể kèm theo triệu chứng buồn nôn. Tuy nhiên có nhiều trường hợp bệnh nhân trẻ bị đột quỵ nhưng không có triệu chứng đau đầu. 
  • Giảm thị lực, nhìn mờ có thể xảy ra ở một bên hoặc hai bên mắt.

dot quy o nguoi tre 10

Đột quỵ ở người trẻ thường để lại di chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, học tập. Các triệu chứng thường gặp sau đột quỵ như:

  • Liệt tay, chân nửa người.
  • Rối loạn ngôn ngữ.
  • Khó khăn trong di chuyển do một bên cơ thể bị yếu, liệt.
  • Người bệnh đột quỵ nặng thường nằm một chỗ lâu nguy cơ gây loét tỳ đè.
  • Khó khăn trong nhai nuốt, đồ ăn rơi vào phổi dễ dẫn đến viêm phổi. 
  • Người sau tai biến thường có triệu chứng trầm cảm, lo lâu. Vì vậy người thân cần thường xuyên trò chuyện để tạo tinh thần thoải mát nhất cho người bệnh.

Cách phòng ngừa đột quỵ cho người trẻ hiện nay

Đột quỵ ở người trẻ tuổi gây ra những gánh nặng cho gia đình, cộng đồng và xã hội, ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến tinh thần sức khoẻ của người bệnh. Vì vậy cần có các phương pháp phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ hiệu quả như:

  • Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Trong các bữa ăn hằng ngày nên phối hợp đầy đủ các nhóm chất đặc biệt là chất xơ, các loại trái cây giàu vitamin để chống lại quá trình oxy hóa, ngăn ngừa các gốc tự do có hại cho cơ thể. 
  • Hạn chế ăn các đồ chiên rán, đồ ăn đóng gói sẵn. Thay thế mỡ động vật bằng các loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu đậu nành.  
  • Tránh sử dụng các chất kích thích có hại cho cơ thể, bỏ thói quen hút thuốc lá.
  • Hạn chế thực khuya, nên có thói quen đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc. 
  • Tránh những căng thẳng áp lực từ công việc. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi.
  • Thường xuyên tập thể dục để duy trì mức cân nặng lý tưởng, tránh tình trạng béo phì. 
  • Người trẻ nên đi khám định kỳ 6 tháng/lần để tầm soát các yếu tố nguy cơ. 
  • Đối với người đang mắc các bệnh lý đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu cần duy trì điều trị thuốc thường xuyên để kiểm soát huyết áp, lượng đường trong máu. Không nên để bệnh tiến triển nặng.
  • Bên cạnh đó bạn nên uống thêm các thực phẩm để vừa cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, vừa phòng ngừa bệnh đột quỵ hiệu quả.

dot quy o nguoi tre 12

Xem thêm: Cách phòng ngừa đột quỵ từ sớm

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về đột quỵ ở người trẻ và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu bạn đang có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh hãy thực hiện các chế độ dinh dưỡng, thay đổi lối sống tích cực, bên cạnh đó có thể bổ sung thêm viên uống chống đột quỵ Ngưu Hoàng Thanh Tâm. Hoa Korean là đơn vị uy tín chuyên cung cấp các sản phẩm chất lượng đến tay người dùng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn tận tình từ các chuyên viên giàu kinh nghiệm.

Đánh giá
Zalo Chat Facebook Gọi ngay