Sâm được coi là một loại dược liệu quý, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng. Chính vì vậy, có nhiều người thắc mắc bà bầu uống nước sâm được không? Nếu bạn cũng đang quan tâm về vấn đề này, hãy tham khảo bài viết dưới đây để đi tìm lời giải đáp từ Hoa Korean nhé.
Công dụng của nước sâm
Nước sâm là loại sản phẩm được chế biến từ nhân sâm, có những lợi ích tương tự như nhân sâm mang lại. Tuy nhiên, công dụng của nước sâm còn tùy phụ thuộc vào hàm lượng nhân sâm có trong sản phẩm này.
Nước sâm có giá cao hơn so với nhiều sản phẩm bổ dưỡng dạng nước khác vì nước sâm được xem là một loại thảo dược tốt cho sức khỏe người dùng. Dưới đây là những lợi ích của nước sâm đã được các nhà khoa học chứng minh:
- Sâm Hàn Quốc gói nước có công dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Cải thiện tình trạng bị mắc các triệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ.
- Tăng cường trí nhớ và ngăn ngừa các vấn đề về thần kinh và mất trí nhớ.
- Hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương ở nam giới.
- Hỗ trợ phòng ngừa trong việc chữa trị bệnh ung thư.
- Giúp giảm các chấn thương cơ bắp sau khi tập thể dục, thể thao.
- Giúp cải thiện đường tiêu hóa.
- Hỗ trợ giảm đường huyết cho những người mắc bệnh đái tháo đường.
- Có tác dụng phòng và hạn chế triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm.
Bà bầu uống nước sâm được không?
Trong những ngày qua Hoa Korean đã nhận được rất nhiều câu hỏi về việc “Bà bầu uống sâm được không?”. Chúng tôi, sẽ giải đáp câu hỏi của quý vị như sau:
Mặc dù nước sâm được xem là thảo dược tự nhiên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cho con người nhưng nước sâm cũng có thể tác động đến cơ địa và hệ thống nội tiết của cơ thể. Bởi vậy, trong thời kỳ mang thai việc sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào bà bầu đều phải thận trọng kể cả việc dùng nước sâm.
Có một số loại hồng sâm Hàn Quốc có thể chứa các hợp chất (thành phần) có thể gây nguy hại cho thai kỳ hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, để đảm bảo an toàn cho thai kỳ và sức khỏe của mẹ và bé. Bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng nước sâm hoặc bất kỳ loại thảo dược nào khác.
Tác hại của nước sâm đối với bà bầu
Mặc dù nước sâm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên các bà bầu được khuyến cáo không nên sử dụng nước sâm vì:
Dễ gây ra dị tật thai nhi
Đối với những người không mang thai, sử dụng nước sâm có thể có lợi cho tim mạch, thị giác và xương khớp. Nhưng đối với các bà bầu, sử dụng nước sâm có thể gây ra các dị tật về tim, tay chân, mắt cho thai nhi.
Những tác hại này đã được đội ngũ Hoa Korean tìm hiểu. Vì vậy, trong thời kỳ thai nhi mẹ nên tránh sử dụng nước sâm hoặc các loại sâm tươi, sâm khô để tránh ảnh hưởng đến thời kỳ phát triển của bé.
Gây xuất huyết và chảy máu khi sinh
Trong thành phần của nước sân có chứa chất chống đông máu. Vì vậy, việc sử dụng nước sâm trong thời kỳ mang bầu với mục đích bồi bổ cho bản thân là một sai lầm. Thực tế, trong thời kỳ mang thai nếu mẹ sử dụng nước sâm trong thời gian dài sẽ gây ra những vấn đề về đông máu sau khi sinh.
Biểu hiện là các triệu chứng như bị băng huyết, khó cầm máu khi sinh con và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe cho người mẹ.
Khiến cho bà mẹ bị tiêu chảy
Bà bầu uống sâm sẽ khiến tử cung co bóp mạnh dẫn đến việc bị xuất hiện tình trạng dễ nôn mửa và tiêu chảy.
Việc bà bầu sử dụng quá nhiều nhân sâm là rất nguy hiểm, không chỉ đơn giản là gây tiêu chảy mà còn có nhiều trường hợp khiến mẹ bầu mất nước, tụt đường huyết và mạnh nhất là gây tái biến trong quá trình mang thai.
Gây rối loạn ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ bầu
Hồng sâm giúp người dùng cải thiện tình trạng tốt hơn như ăn ngon miệng, ngủ ngon,… Tuy nhiên, đối với trường hợp của bà bầu việc sẽ bị ngược lại, khi sử dụng nước sâm bà bầu sẽ bị xệ mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ.
Khiến mẹ bầu bị khô miệng
Nước sâm chứa enzym ức chế hoạt động của tuyến nước bọt, dẫn đến giảm hoạt động của tuyến nước bọt. Bởi vậy, khi bà bầu uống nước sâm thường có cảm giác khô miệng và làm tăng cảm giác khó chịu trong miệng của mẹ bầu. Gây ra tình trạng hay cáu gắt, mệt mỏi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Đau nhức đầu
Trong quá trình mang bầu các triệu chứng ốm nghén như đau đầu, nôn mửa, nhức cơ thường hay xuất hiện. Cùng với việc bà bầu uống nước sâm, sẽ xảy ra các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, làm tăng khả năng đau đầu và làm cho tình trạng ốm nghén trở nên trầm trọng hơn, khó xử lý hơn.
Mẹ bầu bị mất cân bằng lượng đường trong máu
Khi mang thai, phụ nữ rất dễ mắc phải bệnh đái tháo đường thai kỳ. Không chỉ do việc tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt và tinh bột, uống nước sâm cũng có thể gây tăng nguy cơ bị mắc tiểu đường thai kỳ ở các bà bầu.
Khi mẹ bầu mắc phải trường hợp tăng lượng đường trong máu, thường xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, hạ nhịp tim… Tất cả những triệu chứng này có thể có tác động xấu đến thai nhi.
Khi nào phụ nữ có thể uống sâm?
Phụ nữ có thể uống sâm trong trường hợp không mang thai hoặc không trong giai đoạn mang bầu. Uống sâm có thể hữu ích cho sức khỏe chung và cải thiện sự lưu thông máu, tăng cường sức đề kháng.
Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai được các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng, bởi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng sâm hoặc bất kỳ loại thảo dược nào, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
Như vậy, bài viết trên Hoa Korean đã giúp bạn hiểu rõ về vấn đề bà bầu uống nước sâm được không? Chúng tôi xin nhấn mạnh một lần nữa là bà bầu không nên sử dụng nước sâm. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0987168499 để được giải đáp nhé.
THÔNG TIN LIÊN HỆ: HOA KOREAN là đại lý Khánh Tân chuyên cung cấp các sản phẩm Nhân Sâm, Nấm Linh Chi, Đông Trùng Hạ Thảo, Ngưu Hoàng Thanh Tâm nhập khẩu chính hãng từ Hàn Quốc cam kết chất lượng.
Tôi là Đỗ Thị Hoá – là tác giả chuyên viết bài trên hoakorean.com. Tôi có 10+ năm kinh nghiệm về cung cấp các loại sâm hàn quốc, nấm linh chi, đông trùng hạ thảo… Với những kinh nghiệm của bản thân, tôi mong muốn chia sẻ đến bạn đọc những kinh nghiệm, cách sử dụng về sản phẩm để có thể giúp bạn có những lựa chọn tốt nhất.
Pingback: Người bệnh suy thận có uống được sâm không?