Nhân sâm là thảo dược quý được chế biến thành nhiều phương thức và bài thuốc để bồi bổ sức khỏe và điều trị một số bệnh. Nhiều người bị huyết áp thấp thường thắc mắc liệu có thể uống sâm không và nên dùng sâm như thế nào là hiệu quả. Trong bài viết sau đây, Hoa Korean sẽ cùng bạn đi tìm lời giải đáp cho băn khoăn đó.
Người bị huyết áp thấp có nên uống sâm không?
Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh huyết áp thấp là do nhược khí. Vậy để điều trị cần bồi bổ nguyên khí, tăng cường hoạt động ở các mạch máu từ đó giúp các cơ quan khác trong cơ thể linh hoạt hơn. Nhân sâm có đầy đủ công dụng đó và người huyết áp thấp có thể dùng nhân sâm.
Mặt khác nhân sâm còn cải thiện quá trình cung cấp oxy cho máu, tăng cường tuần hoàn của huyết dịch, từ đó đưa huyết áp người bệnh về trạng thái cân bằng.
Ngay khi có dấu hiệu huyết áp thấp như chóng mặt, buồn nôn, tay chân run rẩy, nhức đầu, lả người, mệt mỏi có thể dùng ngay nhân sâm để hạn chế tình trạng huyết áp thấp.
=>> Đọc thêm: Những người không nên uống hồng sâm để đảm bảo sức khỏe
Tìm hiểu về bệnh huyết áp thấp
Huyết áp thấp là căn bệnh xảy ra khi chỉ số huyết áp dưới mức 90/60 mmHg. Với người bình thường chỉ số huyết áp tâm thu trung bình 90 – 129 mmHg và huyết áp tâm trương trung bình là 60 – 84 mmHg. Huyết áp thấp cho thấy áp lực khi tim co bóp là không đủ lớn, dẫn đến việc máu không được bơm đều đặn lên các cơ quan, tứ chi trên cơ thể.
Người bị huyết áp thấp không có dấu hiệu cụ thể mà thường xảy ra đột ngột. Dấu hiệu huyết áp thấp là chóng mặt, đứng không vững, tay chân run rẩy, hoa mắt và có thể ngã gục ngay sau đó. Ngoài ra còn có tình trạng da nhợt nhạt, đau đầu, suy chức năng đa cơ quan.
Nguyên nhân của bệnh huyết áp thấp có thể đến từ:
- Một số loại thuốc điều trị gây rối loạn nhịp tim, rối loạn huyết áp
- Thời tiết nóng bức làm mạch máu giãn nở, giảm áp lực máu lưu thông
- Một số bệnh cấp và mạn tính như suy tim, suy gan, đái tháo đường, suy thận, Parkinson, chấn thương não, chảy máu cấp, các vấn đề về tuyến giáp,…
- Bà mẹ trong thời kỳ mang thai dòng máu không đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu thai nhi.
- Tình trạng lão hóa ảnh hưởng đến chức năng của tim và thành mạch máu cứng hơn.
- Lối sống không lành mạnh khi không đủ dưỡng chất trong khẩu phần ăn, lạm dụng rượu bia chất kích thích.
- Làm việc hoặc tập thể dục quá sức, trong thời tiết nắng nóng, oi bức.
Giải pháp xử lý khi bị huyết áp thấp
Khi gặp người bị huyết áp thấp cần tìm hiểu về tiền sử bị đái tháo đường để loại trừ khả năng do hạ đường huyết và sẽ tập trung sơ cứu huyết áp thấp. Nếu người bệnh từng bị đái tháo đường cần ưu tiên xử lý hạ đường huyết.
Quá trình sơ cứu cho người tụt huyết áp như sau:
- Nhẹ nhàng đặt người bệnh ngồi hoặc nằm xuống bề mặt phẳng, kê gối cao đầu và chân và để chân cao hơn đầu.
- Cho người bệnh uống sâm hoặc nước gừng, cafe, chè đặc hoặc thức ăn đậm vị để cơ thể hồi phục lại một phần. Nếu không thì cần cho người bệnh uống nhiều nước lọc.
- Cho bệnh nhân ăn thêm chút socola để bảo vệ thành mạch máu, giữ huyết áp ổn định.
- Xoa bóp nhẹ nhàng, vuốt người bệnh nhân theo hướng từ tim tới các chi.
- Nếu có thuốc trị huyết áp thấp hãy cho bệnh nhân sử dụng.
Như vậy sâm được sử dụng trong quá trình sơ cứu huyết áp thấp như một cách giúp bổ nguyên khí tức thời để kích thích tim, giúp bệnh nhân dễ chịu trở lại.
Bài thuốc chứa sâm cho người huyết áp thấp
Bên cạnh việc sử dụng các sản phẩm từ hồng sâm Hàn Quốc như trà sâm hay nước sâm thì người huyết áp thấp có thể dùng sâm trong các bài thuốc sau:
Bài thuốc dùng nhân sâm chữa huyết áp thấp
Bài thuốc đầu tiên:
- Nguyên liệu: 5g nhân sâm, 20g long nhãn, 2 phần lòng đỏ trứng gà, 20g liên nhục và 30g đường đỏ.
- Cách làm: Thái sâm thành lát mỏng, hầm nhừ cùng long nhãn và liên nhục. Sau khi hầm cho lòng đỏ trứng vào hỗn hợp và đánh đều. Cuối cùng trộn thêm đường đỏ.
- Công dụng: Bài thuốc này giúp bổ tâm tráng thần, dưỡng huyết (nuôi dưỡng mạch máu) phù hợp cho người bị huyết áp thấp hoặc có dấu hiệu suy nhược cơ thể, hồi hộp, chán ăn, thiếu tập trung,..
Bài thuốc thứ hai:
- Nguyên liệu: 10g nhân sâm, 15g mạch môn và 10g ngũ vị tử
- Cách làm: Sấy khô và tán vụn các nguyên liệu, sau đó hầm cùng nước sôi trong khoảng 20 phút.
- Công dụng: Hạn chế tình trạng mệt mỏi, hồi hộp, say nắng, giảm triệu chứng của bệnh hô hấp như viêm phế quản, khí phế thũng,…
Bài thuốc dùng hồng sâm với thịt gà chữa huyết áp thấp
Bài thuốc này là phương pháp hầm gà cùng hồng sâm, dược liệu như hạt sen, táo tàu, kỷ tử và gia vị đi kèm. Nguyên liệu chính cần chuẩn bị là hồng sâm và thịt gà mái tỷ lệ 1:150, trong đó gà đã làm sạch, loại bỏ nội tạng. Trước khi hầm nên luộc qua gà trong 3 phút với lửa to, sau đó hầm với sâm thì sẽ thấm dưỡng chất nhiều hơn. Thời gian hầm trong khoảng 1 giờ 30 phút đến 2 giờ trong lửa nhỏ.
Món gà hầm sâm là thực phẩm đại bổ nguyên khí, phù hợp với người bị tụt huyết áp kèm triệu chứng da mặt nhợt nhạt, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, gầy yếu,..
=>> Đọc thêm: Hồng sâm Hàn Quốc loại nào tốt nhất hiện nay?
Bài thuốc pha trà hồng sâm chữa huyết áp thấp
Trà hồng sâm có thể dùng ngay để sơ cứu cho người bị huyết áp thấp hoặc pha uống mỗi ngày để điều hòa huyết áp. Nguyên liệu chuẩn bị gồm 3g hồng sâm, 9g hoàng kỳ, 9g bạch linh, 3g trần bì, 3g chích thảo. Tất cả nguyên liệu đem tán vụn hoặc để nguyên, sắc với nước sôi trong bình kín khoảng 1 giờ. Sau đó để nguội 15 phút và dùng. Trà hồng sâm giúp người tụt huyết áp linh hoạt chân tay, mạch máu lưu thông đều hơn. Dùng mỗi ngày để cải thiện chứng kém ăn, tinh thần mệt mỏi, sắc mặt tái nhợt,…
Những lưu ý cho người huyết áp thấp khi uống sâm
Nhân sâm được xem là dược liệu quý cho người huyết áp thấp. Tuy nhiên khi uống sâm cần chú ý tới liều lượng, thời gian cũng như đối tượng sử dụng hợp lý để tránh xảy ra biến chứng.
- Không nên dùng quá 150g sâm mỗi ngày, trường hợp hồi phục sau khi tụt huyết áp có thể dùng nhiều hơn.
- Nếu chưa quen nên sử dụng sâm với lượng ít, chế biến thành các món ăn như hầm gà hoặc pha trà, làm sâm mật ong,..
- Người huyết áp thấp nhưng bị mất ngủ không nên dùng sâm.
Hiện nay xuất hiện nhiều nơi bán sâm kém chất lượng, khi sử dụng tuy không gây hại cho sức khỏe nhưng gần như không có tác dụng bồi bổ cơ thể. Bạn nên tìm mua nhân sâm, hồng sâm tại đại lý uy tín, đã được chứng minh về chất lượng.
Bên cạnh sâm, một số thảo dược khác trong y học cổ truyền cũng rất tốt cho người huyết áp thấp như đương quy, xuyên tiêu hay ích trí nhân, kỷ tử,… Bạn có thể kết hợp sử dụng nhân sâm và các dược liệu này trong các bài thuốc Đông y để phòng ngừa tình trạng tụt huyết áp.
Như vậy người huyết áp thấp nên dùng nhân sâm mỗi ngày cũng như dùng sau khi bị tụt huyết áp. Hoa Korean hy vọng bạn sẽ sử dụng nhân sâm một cách hiệu quả nhất. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về tác dụng của sâm đối với sức khỏe và tham khảo những sản phẩm từ hồng sâm Hàn Quốc chất lượng cao, hãy liên hệ ngay tới Hoa Korean để được tư vấn nhé.
Mọi thông tin vui lòng liên hệ Hoa Korean:
Tôi là Đỗ Thị Hoá – là tác giả chuyên viết bài trên hoakorean.com. Tôi có 10+ năm kinh nghiệm về cung cấp các loại sâm hàn quốc, nấm linh chi, đông trùng hạ thảo… Với những kinh nghiệm của bản thân, tôi mong muốn chia sẻ đến bạn đọc những kinh nghiệm, cách sử dụng về sản phẩm để có thể giúp bạn có những lựa chọn tốt nhất.
Pingback: Những điểm khác và giống nhau giữa hồng sâm và nhân sâm