Saponin trong hồng sâm và công dụng với sức khỏe

Nhiều người biết tới hồng sâm Hàn Quốc đã ít nhiều nghe tới cụm từ “saponin” quen thuộc. Saponin là hoạt chất có lợi cho cơ thể người, được tìm thấy trong nhân sâm, tỏi, hành tây hay trong hải sâm, sao biển. Vậy saponin tác động như thế nào lên sức khỏe con người và vì sao có thể căn cứ hàm lượng hoạt chất này để đánh giá chất lượng hồng sâm? Hãy cùng với Hoa Korean tìm hiểu qua bài viết sau.

Tìm hiểu về saponin

Saponin là một Glycoside tự nhiên thường gặp trong nhiều loài động thực vật. Các loại saponin có tính chất chung là khi hòa tan vào nước làm giảm đi sức căng của bề mặt dung dịch, tạo nhiều bọt. Đây cũng là nguồn gốc của tiền tố “sapo” tức là “xà phòng” trong saponin. 

saponin trong hồng sâm

Saponin được tìm thấy trong nhiều loài động vật và thực vật, điển hình như trong nhân sâm, tỏi, hành tây, hoa chuông hay sao biển và hải sâm,… 

Saponin có hại, sinh độc tố với các loài động vật máu lạnh như cá. Tuy nhiên với con người, đây là một dưỡng chất có lợi giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện chức năng nội tạng, làm đẹp da,…

Saponin phân loại

Có rất nhiều loại saponin có lợi cho con người và mỗi chất lại có công dụng khác nhau:

  • Saponin Ro: khả năng giải độc rượu tốt, tái khôi phục hư tổn gan nhanh chóng và bảo vệ tế bào gan hiệu quả.
  • Saponin Rb1: khả năng làm giảm cơn đau, kiểm soát hệ thống thần kinh và bảo vệ tế bào gan khỏi tổn thương.
  • Saponin Rb2: tăng cường khả năng hấp thụ cho gan, ngăn ngừa xơ cứng gan và bệnh tiểu đường.
  • Saponin Rc: nhanh chóng làm dịu cơn đau và cải thiện tổng hợp protein.
  • Saponin Rd: tăng cường hoạt động của vỏ tuyến thượng thận.
  • Saponin Re: thúc đẩy tốc độ tổng hợp, làm việc của tế bào tủy để bảo vệ gan một cách tốt hơn.
  • Saponin Rf: giúp làm dịu cơn đau trong tế bào não.
  • Saponin Rg1: tăng cường khả năng tập trung, giảm căng thẳng và mệt mỏi.
  • Saponin Rg2: phục hồi trí nhớ và ngăn chặn gắn kết của tiểu cầu máu.
  • Saponin Rg3: tăng cường bảo vệ gan và ngăn chặn sự chuyển giao của ung thư.
  • Saponin Rh1: ngăn chặn gắn kết của tiểu cầu trong máu, ngừa khối u và bảo vệ gan.
  • Saponin Rh2: kiểm soát và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và khối u.

Công dụng của saponin với sức khỏe con người

Saponin là chất có lợi cho con người, sở hữu nhiều công dụng liên quan đến mạch máu, cơ quan nội tạng, tế bào ung thư,…

Ức chế hình thành và phát triển của tế bào ung thư

Saponin có trong nhân sâm (hàm lượng 2 – 4%) có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loại khối u trong cơ thể người. Trong khi đó saponin trong đậu nành có khả năng ức chế phát triển của tế bào ung thư biểu mô đại tràng. Một số loại saponin đã được chứng minh có tác dụng cụ thể chống ung thư là: acid betulinic, acid ursolic, acid oleanolic,…

Saponin chống ung thư

Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về cơ chế chống tế bào ung thư của saponin và đề xuất một vài cơ chế như:

  • Khả năng gây độc lên tế bào ung thư
  • Khả năng tăng cường hệ miễn dịch 
  • Khả năng điều hòa sự tăng sinh tế bào trong cơ thể

Giảm mỡ máu

Saponin đã được chứng minh có khả năng giảm nồng độ cholesterol (tác nhân chính gây mỡ máu) trong huyết tương của chuột, thỏ và khỉ. Chế độ ăn chứa 1 – 1,2% saponin ở thỏ giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong cả huyết tương và gan. Riêng với saponin có nguồn gốc đậu nành đã được chứng minh làm giảm nồng độ cholesterol ở trong máu và gan chuột. 

Saponin giảm mỡ máu

Saponin với nồng độ cao còn có tác dụng ức chế hấp thụ cholesterol vào trong cơ thể. Cơ chế hoạt động làm giảm mỡ máu của hoạt chất này là do hấp thụ axit mật. Từ đó lượng bài tiết axit mật qua phân giảm và được thay thế bằng sự tăng chuyển cholesterol thành axit mật trong gan. Bên cạnh đó một số loại saponin còn tương tác trực tiếp với cholesterol tạo thành phức hợp cholesterol – saponin gây ức chế hấp thụ cholesterol từ ruột non. 

Nhiều dẫn chất tự nhiên/bán tổng hợp của các sapogenin steroid như diosgenin, diosgenin, hecogenin có khả năng hạ cholesterol máu và chống xơ vữa động mạch, tác dụng đôi khi còn tốt hơn cholestyramin.

*Cholestyramin là chất cô lập axit mật và ngăn chặn sự tái hấp thu vào đường tiêu hóa, gây chuyển đổi cholesterol thành axit mật trong gan và làm giảm cholesterol trong máu.

Bảo vệ gan

Saponin bảo vệ gan

2 chất thuộc nhóm saponin là acid ursolic và oleanolic có khả năng bảo vệ gan, chống lại các tác nhân gây tổn thương gan. Cơ chế tiến hành là ức chế sự hoạt hóa các chất gây độc cho gan và tăng cường chức năng gan.

Kháng viêm

Theo một nghiên cứu vào năm 2013 của Patel và các cộng sự, saponin trong lá cây củ cải đỏ có khả năng kháng viêm mạnh với tình trạng viêm cấp tính và mãn tính trong điều kiện thí nghiệm. Cơ chế hoạt động trong thí nghiệm này liên quan tới sự ức chế của prostaglandin và histamine.

Saponin kháng viêm

Một nghiên cứu khác tiến hành năm 2013 bởi Yassin và cộng sự phát hiện khả năng chống viêm của saponin chiết xuất từ phần quả của loài Gleditsia caspica. Cơ chế lần này là do sự ức chế  enzyme cyclo-oxidase và sự ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin.

Ngoài ra một số saponin tìm thấy trong hồng sâm, cam thảo, ngưu tất cũng đã được chứng minh khả năng kháng viêm.

Kháng nấm và kháng khuẩn

Một nghiên cứu tiến hành năm 2012 của nhà khoa học Hazem cùng các cộng sự đã chỉ ra saponin được tìm thấy trong phần trên mặt đất của loài cây Achillea Fragrantissima có khả năng chống lại các loài nấm như Aspergillus, Fusarium và Rhizopus.

Một nghiên cứu khác vào năm 2016 cho thấy saponin C-27 có khả năng kháng nấm Candida albicans, C.glabrata, C. krusei,  Aspergillus fumigatus và Cryptococcus neoformans. Đây là các loài nấm xâm lấn vào cơ thể người, gây nhiễm trùng, gây bệnh nấm Candida, nấm Cryptococcus và Aspergillosis ảnh hưởng tới hệ miễn dịch và đường hô hấp.

Chống oxy hóa trên da

Saponin chống oxy hóa

Saponin có khả năng kích thích sản sinh collagen, tái tạo tế bào da chết. Đây là 2 yếu tố chính để duy trì một làn da luôn chắc khỏe, mịn màng và đẩy lùi nguy cơ lão hóa sớm. 

Một số tác dụng khác của saponin

  • Saponin có tác dụng long đờm và là hoạt chất chính trong các bài thuốc Đông y chữa ho như Viễn chí, Cát cánh, Cam thảo, Thiên môn và Mạch môn,….
  • Saponin có trong nhân sâm có tác dụng tăng lực, tăng năng suất lao động.
  • Dược liệu chứa saponin gồm Rau má, Tỳ giải, Thiên môn hay Mạch môn có tác dụng thông tiểu và thải trừ natri, ngăn ngừa cao huyết áp.
  • Saponin là hoạt chất làm tăng tính thấm vào tế bào.
  • Một loại saponin tên Asiaticosid trong rau má là thành phần trong thuốc làm mờ sẹo, chữa bỏng, loét,….
  • Nhiều dòng saponin triterpenoid có tác dụng hạ đường huyết, từ đó ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
  • Ruscogenin, sapogenin steroid chiết từ thân rễ cây Ruscus aculeatus có khả năng làm bền tĩnh mạch, bảo vệ thành mạch. 

Tác dụng phụ tiềm ẩn khi tiếp nhận saponin

Mặc dù saponin mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng hoạt chất này cũng có tác dụng phụ, đặc biệt với hàm lượng lớn. Saponin có thể làm vỡ màng tế bào, gây kích ứng niêm mạc ruột khi hấp thụ lượng lớn. Biểu hiện là người cảm thấy khó chịu ở dạ dày và bị tiêu chảy.

Saponin kích ứng ruột

Một số loại saponin còn ảnh hưởng tới sự hấp thụ dưỡng chất thiết yếu bao gồm canxi, magie, sắt và một vài khoáng chất khác. 

Tuy nhiên nếu sử dụng saponin với hàm lượng hợp lý, đều đặn thì hoạt chất này hoàn toàn không gây hại lên cơ thể người.

Hàm lượng saponin có trong hồng sâm

Saponin có trong nhân sâm là hoạt chất đóng vai trò lớn trong các tác động của nhân sâm lên cơ thể người. Trong đó được chia làm 3 nhóm lớn là Steroid Saponin, Triterpenoid Saponin và Glicoancaloit dạng steroit:

  • Steroid Saponin: thuộc dạng trung tính, phân bố hẹp hơn Triterpenoid Saponin
  • Triterpenoid Saponin: nhóm phổ biến nhất trong tự nhiên, thuộc dạng acid hoặc trung tính.
  • Glicoancaloit dạng steroit ở dạng kiềm, phân bố hẹp nhất

Saponin hồng sâm

Hồng sâm là sản phẩm của quá trình hấp sấy nhân sâm tươi. Hàm lượng saponin trong hồng sâm cao hơn nhiều so với nhân sâm. Trong dòng hồng sâm Hàn Quốc chứa tới 32 loại saponin tốt cho sức khỏe và quan trọng nhất là Ginsenosides – một loại Triterpenoid Saponin hỗ trợ điều trị bệnh thận, tổn thương phổi và các bệnh ung thư.

Như vậy có thể thấy saponin tìm thấy trong hồng sâm cũng như các loài thực vật, động vật khác đều tốt cho sức khỏe con người. Chế độ dinh dưỡng hằng ngày chứa một lượng saponin hợp lý sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, bảo vệ cơ quan nội tạng, chống lại các bệnh viêm nhiễm, ngăn ngừa ung thư và rất nhiều tác dụng khác. Tất cả sản phẩm chiết xuất từ nhân sâm, hồng sâm và hắc sâm đều chứa hàm lượng saponin nhất định. Nếu bạn đang có nhu cầu bồi bổ sức khỏe với các sản phẩm chứa hoạt chất này, hãy ghé ngay các cửa hàng Hoa Korean để được tư vấn nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

HOA KOREAN là đại lý Khánh Tân chuyên cung cấp các sản phẩm Nhân Sâm, Nấm Linh Chi, Đông Trùng Hạ Thảo, Ngưu Hoàng Thanh Tâm nhập khẩu chính hãng từ Hàn Quốc cam kết chất lượng.

Đánh giá

One thought on “Saponin trong hồng sâm và công dụng với sức khỏe

  1. Pingback: Khám phá tác dụng của cao hồng sâm Hàn Quốc

Comments are closed.

Zalo Chat Facebook Gọi ngay