Uống sâm có gây nóng trong người, đúng hay không?

Nhân sâm từ lâu đã là một loại thảo dược quý, vị thuốc bổ tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên vì nhân sâm có tính ôn nên nhiều người băn khoăn liệu uống sâm có nóng không và có ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể. Vậy hãy cùng Hoa Korean đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.

Công dụng của nhân sâm tới sức khỏe con người

uống sâm có nóng không

Nhân sâm đứng đầu trong bốn vị thuốc thượng hạng của y học phương Đông gồm sâm, nhung, quế, phụ. Nhân sâm được tìm thấy trong rừng sâu, những vùng núi cao có nhiệt độ mát lạnh. Loại thảo dược kỳ diệu này chứa đựng rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, bao gồm:

Nhân sâm củng cố hệ miễn dịch

Nhân sâm tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Loại thảo dược này rất hữu hiệu trong việc chống lại bệnh cảm cúm, sốt và các bệnh truyền nhiễm khác. Đặc tính Adaptogenic chứa trong nhân sâm có khả năng phục hồi các tế bào bị tổn thương.

Nhân sâm kích thích hoạt động của hệ thần kinh

Nhân sâm giúp kích thích hoạt động của tế bào thần kinh trung ương, tăng cường sự minh mẫn ở người già. Nhân sâm còn giúp cải thiện trí nhớ, tăng cường hoạt động não bộ và tập trung khi làm việc. 

Nhân sâm tăng cường lưu thông máu và điều hòa huyết áp

Tinh chất saponin có trong nhân sâm làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, ổn định đường huyết, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu. Nhìn chung nhân sâm giúp ổn định hoạt động của hệ tim mạch, kích thích lưu thông máu từ đó đẩy lùi rủi ro các bệnh về tim mạch.

Nhân sâm giảm stress và mệt mỏi

uống sâm có nóng không

Dưỡng chất trong nhân sâm bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể, chống lại mệt mỏi, cải thiện tinh thần khi làm việc. Đồng thời nhân sâm giúp xoa dịu trạng thái căng thẳng, stress, giảm lo âu. Uống nhân sâm thường xuyên làm thay đổi sinh lý, giúp cơ thể thích nghi và chịu đựng tốt hơn với sự mệt mỏi khi lao động quá sức. 

Nhân sâm ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư

Thành phần lớp ginsenosides trong saponin có trong nhân sâm có khả năng ức chế sự phát triển của một số loại tế bào ung thư tại phổi, buồng trứng, tuyến tiền liệt. Saponin gây độc trực tiếp lên tế bào ung thư, điều hòa sự tăng sinh tế bào có trong cơ thể. 

Nhân sâm bảo vệ gan trước độc tố

2 chất thuộc nhóm saponin có trong nhân sâm là Acid ursolic và oleanolic – 2 có tác dụng bảo vệ gan khỏi các tác nhân bên ngoài gây tổn thương. Cơ chế bảo vệ là ức chế sự hoạt hóa chất gây độc gan, từ đó tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể.

=>> Xem thêm: Hồng sâm Hàn Quốc loại nào tốt nhất hiện nay?

Uống nhân sâm có nóng không?

uống sâm có nóng không

Nhiều người có suy nghĩ uống nhân sâm để giải nhiệt khi cơ thể lao động nặng nhọc, ra mồ hôi nhiều hoặc trong thời tiết nóng bức. Thực tế loại thảo dược này có tính ôn – tức tính nóng nhưng giúp bổ khí, tăng tuần hoàn máu từ đó giảm nhiệt độ dưới lớp da, trên các mô tế bào. Mặt khác các hoạt động trong cơ thể được tăng cường khi uống nhân sâm nên sẽ gây nóng nhẹ. Vì vậy mà sâm không hề gây nóng nhưng cũng không phải dạng thực phẩm để làm mát cơ thể. 

Uống sâm tẩm mật ong có gây nóng không?

Cả sâm và mật ong theo như y học cổ truyền đều là thảo dược có tính nóng. Nếu sử dụng sâm ngâm mật ong với liều lượng vừa phải không gây nóng trong cơ thể. Tuy nhiên nếu lạm dụng dễ dẫn đến các tác dụng phụ như sinh nhiệt, mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, nóng trong.

Những người nào không nên sử dụng nhân sâm?

Nhân sâm là loại dược liệu đại bổ khí nhưng không phải ai sử dụng cũng đem lại hiệu quả. Nếu đang hoặc sắp sử dụng nhân sâm, bạn nên sử dụng đúng cách, đúng liều lượng được khuyến nghị và chọn sản phẩm từ nhân sâm phù hợp. 

Nước hồng sâm có củ Achimadang 2

Bên cạnh đó, bạn tuyệt đối không nên sử dụng nhân sâm nếu thuộc 1 trong số các đối tượng sau:

  • Người mắc chứng rối loạn tiêu hóa, bị đau bụng thường xuyên, có các triệu chứng tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày, đi phân lỏng hoặc rát.
  • Người đang bị cảm nặng, sốt cao, sốt xuất huyết.
  • Người mắc bệnh mạn tính về dạ dày, gan, phổi, cao huyết áp.
  • Phụ nữ đang mang thai đặc biệt là giai đoạn cuối của thai kỳ. Phụ nữ mới sinh xong hoặc đang cho con bú. 
  • Trẻ dưới 15 tuổi, trẻ suy dinh dưỡng, chậm lớn, kén ăn không nên hoặc hạn chế sử dụng để tránh dậy thì sớm. Tuyệt đối không sử dụng nhân sâm để uống hoặc ăn cho trẻ dưới 12 tuổi.

Một số lưu ý khi uống sâm

Nhân sâm giúp kích thích sinh lực, trí lực, tinh thần hưng phấn, cải thiện sức khỏe vì vậy sẽ phù hợp với người đang bị mất sức khi lao động. Ngược lại không nên uống sâm vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ vì sâm gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ.

Nhân sâm không phải thực phẩm giải khát, bạn không nên uống sâm thay nước hằng ngày. Bên cạnh đó, không sử dụng nhân sâm cùng với củ cải, trà xanh, hải sản để tránh xung khắc. Không sử dụng nhân sâm kèm Ngũ linh chi, Lilu vì có thể dẫn đến phản tác dụng.

Như vậy để trả lời cho câu hỏi “Uống sâm có nóng không?”, nhân sâm không hề gây nóng trong nếu sử dụng đúng liều lượng được hướng dẫn. Uống sâm gây nóng nếu lạm dụng mỗi ngày với liều lượng cao, thường xuyên. Mặt khác nhân sâm cũng không phải thực phẩm có tính mát để làm nước giải khát. Hy vọng những thông tin trên đây mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại thảo dược này.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

HOA KOREAN là đại lý Khánh Tân chuyên cung cấp các sản phẩm Nhân Sâm, Nấm Linh Chi, Đông Trùng Hạ Thảo, Ngưu Hoàng Thanh Tâm nhập khẩu chính hãng từ Hàn Quốc cam kết chất lượng.

Đánh giá
Zalo Chat Facebook Gọi ngay