Những người không nên uống hồng sâm để đảm bảo sức khỏe

Mặc dù nước hồng sâm là thức uống giàu dinh dưỡng, tốt cho cơ thể nhưng không phải bất cứ ai đều có thể sử dụng. trong một số trường hợp, hồng sâm sẽ tương tác với tình trạng sức khỏe cơ thể và làm trầm trọng hơn. Vì vậy trong bài viết này, Hoa Korean khuyến cáo những đối tượng sau không nên uống hồng sâm nếu không được sự chỉ dẫn từ bác sĩ.

nuoc sam dong trung bio hop 30 goi quai xach5

10 đối tượng không nên uống nước hồng sâm

Những người không nên uống nước hồng sâm có cơ thể nhạy cảm, tình trạng sức khỏe suy giảm hoặc tương tác xấu với thành phần trong hồng sâm, bao gồm:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú
  • Người bệnh đang điều trị thuốc tân dược
  • Người cao huyết áp hoặc nguy cơ cao huyết áp
  • Người mắc một số bệnh cấp tính
  • Người bệnh về dạ dày, ruột cấp tính
  • Người bệnh về đường hô hấp
  • Người bệnh gan, túi mật cấp tính
  • Nam giới di tinh, xuất tinh sớm
  • Người có hệ thống miễn dịch kém
  • Trẻ nhỏ dưới 4 tuổi

1. Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú

Trong y học Hàn Quốc, việc sử dụng hồng sâm giúp bồi bổ sức khỏe cho các bà mẹ mang thai và đang cho con bú. Tuy nhiên hiện nay khoa học chưa chứng minh được tác dụng của hồng sâm đối với nhóm đối tượng này. 

Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú

Mặt khác đã có phát hiện về những hoạt chất trong hồng sâm gây quái thai ở động vật. Đồng thời trong thời kỳ mang thai và mới sinh, cả mẹ và bé đều có sức khỏe chưa tốt. Vì vậy nếu có nhu cầu uống nước hồng sâm, mẹ cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ đến hạn chế hậu quả xấu.

2. Người bệnh đang điều trị thuốc tân dược

Uống nước hồng sâm khi đang trong thời gian tác dụng của thuốc tây sẽ làm suy giảm hiệu quả của loại thuốc đó. Tuy nhiên trong trường hợp thuốc tây tác động xấu tới gan và thận thì hồng sâm sẽ làm giảm đi những tác dụng phụ đó.

Người bệnh đang điều trị thuốc tân dược

Hoa Korean khuyến nghị bạn không nên dùng hồng sâm trước hoặc sau 2 tiếng khi uống thuốc tây. Trường hợp thuốc có liều lượng cao thì tuyệt đối không uống hồng sâm. Quá trình thuốc và hồng sâm vào cơ thể sẽ tương tác và đa phần gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Tỷ lệ dùng cả 2 hiệu quả rất thấp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng tương tác, sự tương thích, tình trạng cơ địa và sức khỏe của người sử dụng. Tốt hơn hết là tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để nhờ tư vấn.

3. Người cao huyết áp hoặc nguy cơ cao huyết áp

Trong Đông y, huyết áp cao là can hỏa, gây căng thẳng, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn. Trị huyết áp cao đồng nghĩa giảm can hỏa, tiềm dương. Trong khi đó hồng sâm điều hòa lại huyết áp ở người huyết áp thấp và gây mất ngủ tạm thời. Vì thế người cao huyết áp không nên dùng hồng sâm để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

Người cao huyết áp hoặc nguy cơ cao huyết áp

Mặt khác đối tượng có nguy cơ cao huyết áp cũng không nên dùng hồng sâm dạng nước. Người có nguy cơ bị cao huyết áp là người đã có tiền sử bệnh, gia đình có người đã bị hoặc người thường xuyên gặp căng thẳng, stress trong cuộc sống.

4. Người mắc một số bệnh cấp tính

Bệnh cấp tính bao gồm sốt, cúm mùa, trúng gió,… có triệu chứng cảm lạnh, ho khan, sốt nhiều ngày, cơ thể mệt mỏi và sẽ khỏi sau vài ngày điều trị. Những người này cần tích cực đẩy khí huyết lưu thông trong cơ thể để nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên hồng sâm mang tính ôn, sử dụng để giữ ấm cơ thể khiến khí tức khó thoát ra ngoài. Dùng hồng sâm sẽ làm tình trạng bệnh cấp tính thêm trầm trọng và có thể tiến triển thành bệnh mạn tính.

5. Người bệnh về dạ dày, ruột cấp tính

Người bệnh về dạ dày ruột cấp tính

Bị viêm loét dạ dày cấp tính, bệnh về đường ruột gây xuất huyết, dịch ra nhiều trong Đông y gọi là do khí trệ, vị hỏa gây đau. Chữa trị phải dùng lý khí hòa vị, lương huyết, chỉ huyết. Hiểu theo y học hiện đại là dùng phương pháp điều hòa mạch máu, giảm chảy máu và giảm viêm sưng. Tuy nhiên hồng sâm làm khí thịnh lên, tăng cường hoạt động của mạch máu lại tăng xuất huyết khiến bệnh trầm trọng hơn. 

6. Người bệnh về đường hô hấp

Người bệnh về đường hô hấp

Bệnh đường hô hấp gồm bệnh về phổi, phế quản, khí quản,.. Điển hình là người bị lao phổi, giãn phế quản thường có hiệu hiện ho có đờm, ho ra máu kèm theo khó thở, sốt nhẹ. Trong Đông y gọi tình trạng này là phế âm suy nhược, âm hư, hỏa vượng. Khi điều trị cần tư âm giáng hỏa, lương huyết chỉ huyết. Nhưng hồng sâm lại động hỏa, thương âm gây phản tác dụng, khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

7. Người bệnh gan, túi mật cấp tính

Người bệnh gan túi mật cấp tính

Người có gan bị thấp nhiệt dẫn đến một số bệnh liên quan như viêm túi mật, viêm gan, sỏi mật,… gặp triệu chứng như đau bụng ngang, đau hạ sườn, vàng da,… Những trường hợp này khi uống hồng sâm làm trợ thấp sinh nhiệt, bệnh tình chuyển nặng. Do đó mà người bị bệnh gan, mật cấp tính không nên uống hồng sâm.

8. Nam giới di tinh, xuất tinh sớm

Nam giới di tinh xuất tinh sớm

Nam giới bị di tinh, xuất tinh sớm luôn nhạy cảm và dễ bị kích thích. Tác dụng kích dục tố của hồng sâm làm tăng nội tiết tố trong cơ thể, khiến tình trạng trên càng diễn ra nhanh hơn. Đàn ông nên uống hồng sâm khi cơ thể khỏe mạnh và cần hâm nóng lại tình cảm.

9. Người có miễn dịch kém

Người có miễn dịch kém bẩm sinh dễ mắc các bệnh lupus ban đỏ, phong thấp, tê bì chân tay và một số căn bệnh khác. Hoạt chất có trong hồng sâm hoạt động mạnh có thể ảnh hưởng xấu tới hệ miễn dịch, làm bệnh nặng thêm. Vì thế đây cũng là nhóm người không nên uống hồng sâm.

Người có miễn dịch kém

Tránh nhầm lẫn người có hệ miễn dịch kém với người bị suy yếu miễn dịch. Người bị suy yếu hệ miễn dịch có thể dùng hồng sâm để cải thiện còn người có hệ miễn dịch kém sử dụng có thể gặp tác dụng phụ.

10. Trẻ nhỏ dưới 4 tuổi

Trẻ em dưới 4 tuổi tuyệt đối không sử dụng hồng sâm dưới mọi hình thức, bao gồm uống nước hồng sâm.

Trẻ nhỏ dưới 4 tuổi

Trẻ nhỏ từ 4 đến 15 tuổi sử dụng nước hồng sâm cần tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng. Trong giai đoạn này, trẻ thuần dương và thiếu âm. Hồng sâm là thực phẩm bổ dương khí, khiến các tuyến sinh dục phát triển dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ. Mặt khác hệ miễn dịch của trẻ tiếp tục hoàn thiện cho đến khi qua thời gian dậy thì, cần tránh sử dụng hồng sâm để ngăn ngừa hoạt chất trong hồng sâm làm tổn hại đến hệ miễn dịch.

Những người nên uống nước hồng sâm

Bên cạnh những người không nên uống hồng sâm hoặc uống theo hướng dẫn từ bác sĩ là nhóm người khi sử dụng hồng sâm sẽ đem lại hiệu quả sức khỏe rất lớn. 

Người bị trầm cảm

Người bị trầm cảm

Hồng sâm giúp tinh thần thoải mái hơn, cơ thể năng động hơn, suy nghĩ tích cực hơn đồng nghĩa việc đẩy lùi các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Người bệnh trầm cảm nên sử dụng nước hồng sâm mỗi ngày để hỗ trợ điều trị bệnh.

Người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường

Nước hồng sâm hỗ trợ hạ đường huyết, giảm cholesterol trong máu từ đó phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đái tháo đường. Do đó người bệnh tiểu đường nên dùng hồng sâm mỗi ngày trước các bữa ăn.

Người mắc ung thư

Người mắc ung thư

Saponin trong hồng sâm có cơ chế kiểm soát hoạt động của các tế bào bất hoạt, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, giảm tiến trình phát sinh gốc tự do và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Cả người mắc ung thư và người khỏe mạnh đều nên uống hồng sâm để phòng ngừa cũng như giảm thiểu tác hại của căn bệnh này.

Người huyết áp thấp

Người huyết áp thấp

Hồng sâm giúp điều hòa huyết áp ở người huyết áp thấp, tăng cường lưu thông máu và khí huyết, ngăn ngừa hiện tượng tụt huyết áp đột ngột do mất sức, say nắng. Người bệnh nên uống nước hồng sâm hoặc trà hồng sâm pha nóng vào mỗi buổi sáng, trước khi ăn 15 phút. 

Người làm việc mệt mỏi

Người làm việc mệt mỏi

Người làm việc mệt mỏi sử dụng hồng sâm giúp thanh lọc, bổ sung năng lượng cho cơ thể, tăng cường sự tập trung, giảm cảm giác tê bì, đau nhức tay chân. Nước hồng sâm được xem như tăng lực giúp gia tăng khả năng làm việc, đặc biệt là công việc tay chân và trong môi trường không thuận lợi.

Người trong quá trình phục hồi sức khỏe

Người trong quá trình phục hồi sức khỏe

Người đang trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật, phục hồi chức năng sử dụng hồng sâm giúp tay chân linh hoạt hơn, cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, từ đó rút ngắn quá trình hồi phục. 

Lưu ý khi sử dụng nước hồng sâm

Đầu tiên, hồng sâm là thực phẩm có tính ôn, vì vậy không dùng chung với một số thực phẩm mang tính hàn như củ cải, trà xanh hay hải sản. Thứ hai, hồng sâm gây mất ngủ tạm thời nên chỉ sử dụng vào sáng và trưa, trước khi đi ngủ tối thiểu 1 giờ và không dùng chung với thực phẩm chứa caffein. Thứ ba, không nên lạm dụng hồng sâm thay cho thực phẩm khác để tránh sản sinh tác dụng phụ. Cuối cùng, trà hồng sâm nóng nên để trong ấm sứ thay vì ấm kim loại để tránh thất thoát dưỡng chất. 

trà hồng sâm

Trên đây là tổng hợp những kiến thức về việc những ai không nên uống hồng sâm và những người nên uống. Hoa Korean luôn mong muốn khách hàng của mình sử dụng hồng sâm Hàn Quốc đúng cách, đúng liều lượng và đúng thời điểm để loại dược liệu này phát huy tối đa công dụng. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

HOA KOREAN là đại lý Khánh Tân chuyên cung cấp các sản phẩm Nhân Sâm, Nấm Linh Chi, Đông Trùng Hạ Thảo, Ngưu Hoàng Thanh Tâm nhập khẩu chính hãng từ Hàn Quốc cam kết chất lượng.

Đánh giá

One thought on “Những người không nên uống hồng sâm để đảm bảo sức khỏe

  1. Pingback: Mẹ bầu uống nước sâm được không? 7 rủi ro mẹ cần biết

Comments are closed.

Zalo Chat Facebook Gọi ngay