Nấm linh chi là một loại thảo dược quý chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Bạn đã biết bí kíp để chế biến nấm linh chi thành nhiều món ngon nhưng vẫn giữ nguyên được chất dinh dưỡng cần thiết chưa? Nếu chưa thì bạn hãy theo dõi thêm bài viết dưới đây để cùng Hoa Korean tìm hiểu thêm về 5 cách nấu nấm linh chi đơn giản, hiệu quả nhé!
Nấm linh chi là gì? Công dụng của nấm linh chi
Nấm linh chi còn có nhiều tên gọi khác như nấm trường thảo, tiên thảo, thuộc họ nấm lim, thường phát triển ở vùng núi cao, đặc biệt những nơi có nhiều cây lá rộng. Nấm linh chi có đa dạng hình dáng, kích thước, màu sắc cũng rất khác nhau. Trong y học nấm linh chi được đánh giá là loại thuốc quý, mang đến cho cơ thể nhiều tác dụng tuyệt vời như:
Tăng cường hệ miễn dịch
Một số nghiên cứu đã cho thấy nấm linh chi có chứa nhiều thành phần quan trọng tham gia vào quá trình kích hoạt các tế bào thuộc hệ thống miễn dịch như Lympho B, Lympho T, đại thực bào…Từ đó giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường chức năng tiêu diệt các vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó polysacarit trong nấm linh chi còn có tác dụng lên tế bào NK làm tăng khả năng chống lại các tế bào ung thư, tiêu diệt các mầm bệnh.
Bảo vệ hệ tim mạch
Nấm linh chi có khả năng chống lại rối loạn chức năng ty lạp thể trong các tế bào cơ tim, hiệu quả trong các trường hợp nhiễm trùng tim. Đồng thời các chất có trong nấm linh chi còn có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa bảo vệ tế bào tim bằng hỗ trợ hệ thống enzyme mangan-superoxide.
Lanosterol trong nấm linh chi giúp ức chế tổng hợp cholesterol xấu. Ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Chất này còn tác dụng kiểm soát hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, điều hoà huyết áp ở mức ổn định.
Ngăn ngừa hình thành và phát triển của tế bào ung thư
Nấm linh chi có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư bạch cầu nhờ tác dụng của hoạt chất Triterpenoids. Lucidenic A và axit ganoderic E là hai chất được phân lập từ Triterpenoids cũng có tác đác động mạnh mẽ đến các tế bào ung thư. Đồng thời trong nấm linh chi cũng có các thành phần giúp bảo vệ cơ thể trước ảnh hưởng của các phương pháp điều trị ung thư.
Giảm mệt mỏi, chống trầm cảm
Tình trạng mệt mỏi, trầm cảm có mối liên quan trực tiếp đến vấn đề nhiễm trùng, mất cân bằng nội tiết tố hoặc hệ thống miễn dịch của cơ thể. Trải qua quá trình nghiên cứu lâu dài, các chuyên gia đã cho thấy nấm linh chi có khả năng chống lại các gốc tự do có hại, điều chỉnh nồng độ hormon phù hợp. Từ đó làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh lý trên.
Hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác
- Nấm linh chi còn có tác dụng cải thiện giấc ngủ, ngăn ngừa sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi hiệu quả.
- Hỗ trợ điều trị bệnh lý viêm gan dựa trên cơ chế ức chế sự tấn công của virus viêm gan B, C, phục hồi tổ chức gan bị tổn thương.
- Điều chỉnh chức năng sinh lý ở vùng nang lông trên da đầu, giúp phục hồi và cải thiện tình trạng rụng tóc.
>>> Đọc thêm: Giải đáp: Uống nấm linh chi nhiều có tốt không?
Tổng hợp 5 cách nấu nấm linh chi
Để chăm sóc sức khỏe hiệu quả mỗi ngày bạn nên dùng khoảng 5-10g nấm linh chi. Một số cách nấu nấm linh chi đơn giản bạn có thể tham khảo như:
1. Trà nấm linh chi
Nấm linh chi có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu để tạo nên những tách trà có hương vị khác nhau.
- Trà linh chi, cam thảo
Cho 10g nấm linh chi, 10g cam thảo cùng 1 lít nước vào ấm. Đun sôi trong khoảng 15-20 phút đến khi nấm linh chi chuyển từ màu nâu hổ phách sang màu trắng và hết vị đắng. Bạn có thể sử dụng trà linh chi như nước giải khát hoặc thay nước uống hàng ngày.
- Trà nấm linh chi, táo đỏ
Trà nấm linh chi cùng táo đỏ là một lựa chọn lý tưởng giúp bạn thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Cách làm khá đơn giản bạn cho 10g nấm linh chi cùng 10g táo đỏ cùng 1 lít nước đun sôi trong khoảng 10 – 20 phút. Bạn có thể hãm trà trong bình thủy tinh mà không cần đun sôi.
- Trà nấm linh chi, bạc hà, mật ong
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 10g nấm linh chi, 1 nắm lá bạc hà, một ít mật ong. Đầu tiên bạn cần đun sôi 10g linh chi cùng với 1 lít nước trong thời gian 10-15 phút. Sau đó lọc bã, lấy nước rồi cho lá bạc hà và mật ong vào khuấy đều. Lưu ý điều chỉnh lượng mật ong phù hợp với khẩu vị của bạn.
2. Súp nấm linh chi
Để nấu súp cua nấm linh chi bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- 200g Thịt cua
- 100g Nấm linh chi
- 50g Nấm tuyết
- 2 quả trứng gà
- 1 lít nước dùng từ xương ống
- Bột bắp
- Một số gia vị khác như: hạt nêm, tiêu, muối…
Đầu tiên cần sơ chế nguyên liệu, ướp cua với tiêu và hành lá đã cắt nhỏ. Sau khi nước dùng sôi thì cho nấm linh chi, nấm tuyết, thịt cua vào đun khoảng 5 phút.
Cuối cùng đổ hỗn hợp bột bắp và trứng vào khuấy đều và nêm gia vị vừa ăn. Súp cua nấm linh chi có hương vị thơm ngon, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Ngoài ra bạn cũng có thể thử cách nấu nấm linh chi với gà.
3. Rượu nấm linh chi
Trong quá trình ngâm với rượu, nấm linh chi sẽ làm giảm những độc tố của rượu, đồng thời tiết ra những dưỡng chất quý tốt cho sức khỏe. Đặc biệt nấm linh chi ngâm với rượu còn có tác dụng giải độc và bảo vệ chức năng của các tế bào gan.
Để phát huy được những tác dụng cần thiết, khi ngâm với rượu cần sử dụng loại nấm linh chi đã thái lát. Cách tiến hành khá đơn giản bạn chỉ cần cho 30g nấm với nửa lít rượu trắng ngâm trong 20 ngày là có thể sử dụng. Lưu ý mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 20-30ml. Bên cạnh đó có thể thay rượu trắng bằng các loại rượu khác để ngâm với nấm linh chi như rượu nhân sâm, rượu đan sâm…
4. Nấm linh chi ngâm mật ong
Sử dụng nấm linh chi kết hợp cùng với mật ong là một phương pháp hiệu quả giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏe mạnh. Bên cạnh đó còn có tác dụng giảm ho, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý về hô hấp khác như: Hen suyễn, viêm phế quản…
Để ngâm nấm linh chi với mật ong đúng cách đầu tiên bạn cần xay nấm linh chi thành bột mịn, sau đó cho 1kg bột vào 2 lít mật ong, khuấy đều để các nguyên liệu hoà tan vào nhau. Ngâm khoảng 5 ngày là có thể sử dụng được.
Bạn nên sử dụng mật ong ngâm với nấm linh chi 20 – 30ml mỗi ngày. Có thể dùng lúc đói hoặc sau bữa ăn. Kiên trì sử dụng để thấy được hiệu quả tốt nhất.
5. Nấm linh chi kết hợp cùng các vị thuốc
Theo y học cổ truyền nấm linh chi có vị đắng tính hàn, lợi phế, can, thận, tác dụng thanh nhiệt giải độc rất hiệu quả. Khi kết hợp cùng các thảo dược khác sẽ mang đến cho người dùng nhiều tác dụng như:
- Tăng cường tái lưu thông máu ở những người bị đau tim
Cách 1: Lấy 60g nấm linh chi, 90g huyết căn, 30g nhân sâm tán bột. sau đó pha với nước nóng dùng đều đặn 2 lần/ngày.
Cách 2: Lấy 60g nấm linh chi, 30g sâm hoa kỳ, 45g huyết căn, 30g tam thất tán bột và cất vào lọ kín. Sử dụng bằng cách pha bột với nước ấm để uống.
- Cải thiện chức năng gan
Để cải thiện chức năng gan bạn cần kết hợp 10g nấm linh chi với nhiều thành phần thảo dược khác nhau như 10g bạch lạp thụ tử, 10g xích thược, 10g ngải thảo, 20g hổ trượng, 12g thổ tỳ giải, 4g đại hoàng, 12g bồ công anh. Các nguyên liệu trên được sắc lấy nước, sử dụng đều đặn vào buổi sáng và buổi chiều hàng ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Trị mụn nhọt
Nấm linh chi cũng được kết hợp với các nguyên liệu như cỏ mực, rau má, cây chó đẻ, bồ công anh, hiền súc để làm bài thuốc trị mụn nhọt.
>>> Xem thêm: Cách nấu cao nấm linh chi đơn giản, chi tiết
Một số lưu ý khi chế biến nấm linh chi
Nấm linh chi là thảo dược chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Cách nấu nấm linh chi cực kì đơn giản, dễ làm tuy nhiên khi chế biến bạn cần lưu ý:
- Khi hãm trà cần cho nấm linh chi tươi vào nước sôi ở 90-100 độ C, không cho nước quá nguội vì sẽ làm giảm các dưỡng chất có trong trà.
- Khi chế biến các món ăn từ nấm linh chi tươi nên sử dụng nồi sứ, không nên sử dụng nồi sắt, nhôm.
- Thay đổi và phối hợp nhiều cách nấu nấm linh chi sẽ giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó trong quá trình sử dụng nấm linh chi bạn cũng cần phải lưu ý:
- Liều thường dùng của nấm linh chi khoảng 1400 – 5000mg đối với người lớn. Tuy nhiên trên thực tế còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như tuổi, dạng bào chế của nấm, sức khỏe của người dùng…
- Một số người có rối loạn đông máu, chuẩn bị phẫu thuật, rối loạn chức năng tuyến giáp cần thận trọng khi sử dụng nấm linh chi vì có thể xảy ra tác dụng phụ.
Hiện nay chưa có báo cáo về ảnh hưởng của nấm linh chi đối với phụ nữ có thai và cho con bú. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn bạn nên tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng.
Hy vọng qua bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về cách nấu nấm linh chi. Hiện nay trên thị trường nấm linh chi cũng được bào chế thành nhiều dạng khác nhau để người dùng tiện sử dụng. Nếu bạn có ý định mua nấm linh chi hãy đến với Hoa Korean. Đây là địa điểm uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng và đánh giá cao hiện nay.
Tôi là Đỗ Thị Hoá – là tác giả chuyên viết bài trên hoakorean.com. Tôi có 10+ năm kinh nghiệm về cung cấp các loại sâm hàn quốc, nấm linh chi, đông trùng hạ thảo… Với những kinh nghiệm của bản thân, tôi mong muốn chia sẻ đến bạn đọc những kinh nghiệm, cách sử dụng về sản phẩm để có thể giúp bạn có những lựa chọn tốt nhất.